Đã đến lúc bạn đòi tăng lương rồi đấy!
Không ít người lo sợ bị sa thải khi đề nghị đền chuyện vốn “tế nhị” như thế này trong giới văn phòng. Tuy nhiên, bạn cần suy nghĩ thấu đáo rằng sếp có khó đến đâu
Theo kinh nghiệm của nhiều nhân viên, ngồi chờ sếp ra quyết định tăng lương chắc chắn sẽ mất rất nhiều thời gian. Sếp sẽ phải cân nhắc, đong đếm một vài thứ, rồi còn phải xem sức lực và khả năng cống hiến, rồi còn không ít vấn đề khác mà nhiều khi sếp chẳng tiện chia sẻ cho bạn… thậm chí, có ông sếp lại vô tâm đến mức chẳng bap giờ muốn nghĩ đến chuyện ấy.
Do đó, lời khuyên của những bậc tiền bối đi trước trong việc đòi tăng lương là bản thân nhân viên phải chủ động tạo ra cơ hội cho chính mình.
Tất nhiên, khi đòi hỏi được tăng lương, nghĩa là bạn và sếp cùng bước vào một bàn đàm phán thực sự nghiêm túc. Vậy nên, bạn phải chuẩn bị cho mình một tâm thế thật chủ động và biết mình biết ta. Biết mình biết ta ở đây có nghĩa là bạn phải biết sức lực bản thân đến đâu để còn đưa ra giá cho sếp.
Bạn có thể muốn mức lương thật cao nhưng tầm của bạn đôi khi chưa đến lúc được chạm vào đó. Để biết được mức lương tối thiểu dành cho một người như bạn, cách tốt nhất là tìm hiểu qua bạn bè, đồng nghiệp – những người ngang tài ngang sức, tham khảo các công ty chuyên “săn” nhân lực… Khi nắm được những thông tin cần thiết, đó là lúc bạn nên mạnh dạn gõ cửa phòng sếp để có một cuộc trò chuyện thẳng thắn về vấn đề này.
Linh Nga, một nhân viên chuyên viết quảng cáo cho biết, ban đầu, Nga vào công ty và chăm chỉ làm việc không ngừng nghỉ, chẳng bao giờ dám đả động đến vấn đề lương bổng cũng bởi vì Linh Nga nghĩ đơn giản mình cống hiến thế nào sẽ được đền đáp thế ấy. Tuy nhiên, trái với những gì Linh Nga nghĩ, suốt gần 1 năm trời làm việc gấp mấy lần sức của các đồng nghiệp cùng phòng, cô không hề được tăng một xu nào mức lương tối thiểu.
Sau nhiều ngày suy nghĩ và tham khảo ý kiến bạn bè làm cùng lĩnh vực, Linh Nga quyết định nói chuyện với sếp. Cuối cùng, những gì cô trông đợi cũng được đền đáp xứng đáng bởi tất nhiên, sếp cô hiểu rằng có được một nhân viên như Nga thật chẳng dễ dàng gì. Không những được tăng lương ngay lập tức đợt ấy, mà sau này sếp nhích dần khoản lương của cô lên rất đều đặn và chẳng bao giờ Linh Nga phải nhắc nữa.
Một cách tuy có gian nan nhưng lại rất vững chắc dành cho bạn khi nghĩ đến chuyện phải tăng thêm thu nhập nhờ lương bổng đó là khẳng định vị trí của mình. Bước vào công ty với vị trí một anh nhân viên quèn, Hùng không quên mình là người cực kì tham vọng.
Bằng sức lực và kinh nghiệm, Hùng liên tục đưa mình vào hàng top trong công ty, cũng như được kiêm thêm một số trách nhiệm mới. Và thế là đương nhiên, khi đả động đến chuyện tăng lương, sếp của Hùng nhanh chóng đồng ý mà chẳng đưa ra thêm điều kiện gì.
Không ít người lo sợ bị sa thải khi đề nghị đền chuyện vốn “tế nhị” như thế này trong giới văn phòng. Tuy nhiên, bạn cần suy nghĩ thấu đáo rằng sếp có khó đến đâu cũng hiểu rằng chi phí tìm người, thuê người và đào tạo để thay thế vị trí của bạn còn tốn hơn nhiều so với việc trả thêm lương.
Đòi sếp tăng lương trong thời kì lạm phát này là cả một nghệ thuật. Bạn cần phải chuẩn bị cho mình một tâm thế vững vàng. Bạn không cần phải lo lắng quá nhiều, cơ hội còn đến nhiều lần chứ đâu chỉ có một.
Leave a Reply