Mẹo giảm căng thẳng trong công việc thành công

Khi hoạt động đa nhiệm, thực chất chúng ta không làm mọi thứ cùng một lúc mà chỉ là chuyển đổi các nhiệm vụ. Chẳng hạn, bạn vừa làm việc qua email trong khi

Bạn có thể kiểm chứng điều này khi vừa làm việc vừa than vãn: “Việc nhiều quá làm không hết”, “Chính sách công ty chả ra làm sao”, “Sếp hắc ám thật”…

Trong quyển sách “Words Can Change Your Brain” (Tạm dịch: Ngôn từ có thể thay đổi não bộ), tác giả Newberg và Waldman đã viết: “Mỗi từ ngữ đều ẩn chứa sức ảnh hưởng đến sự biểu hiện của các gene điều tiết áp lực cảm xúc và thể chất của con người”.


Điều này có nghĩa khi bạn tự dán mình vào những suy nghĩ/ câu nói tiêu cực, não bộ càng tạo ra nhiều suy nghĩ tiêu cực. Nó là một vòng xoáy đi xuống không chỉ tác động đến cảm xúc và tình trạng tương lai, mà còn tạo ra khối lượng áp lực nặng nề hơn với cơ thể. Liệu bạn muốn điều đó?

Hãy tự giảm căng thẳng bằng cách đơn giản nhất: thay đổi lời nói và đánh lừa suy nghĩ của bạn. Dưới đây là 3 câu nói bạn nên “uốn lưỡi” khi muốn thốt ra:

1. Tôi đang “bơi” trong đống công việc

Đồng nghiệp rủ đi ăn trưa, bạn nói ngay: “Không, tôi còn nhiều việc lắm!”. Bạn bè rủ xin nghỉ làm ngày thứ sáu để đi chơi xa cuối tuần, bạn lắc đầu: “Không, tôi còn nhiều việc lắm!”.

Cách nói đó chẳng ích lợi gì ngoài việc khiến bạn càng thấy choáng ngợp bởi công việc, dù bạn có thực sự nhiều việc hay không.

Thay vào đó, hãy đánh giá thực tế về khối lượng công việc của mình, và dùng các cụm từ dưới đây để làm nhẹ bớt tình trạng căng thẳng: “Bây giờ đang có khá nhiều việc, nhưng tôi biết mình sẽ hoàn thành đúng hạn”, “Đó là một dự án lớn, nhưng nếu chia nhỏ ra thì làm sẽ nhanh hơn”, hay “Còn khá nhiều giấy tờ cần giải quyết nhưng tôi nghĩ cần thời gian để lại sức. Xin nghỉ một ngày thứ sáu cũng được”.

2. Tôi rất bận!

Thực ra thì ai cũng rất bận. Câu nói trên dường như đã là câu cửa miệng mà các đồng nghiệp thường nói với nhau để đề cao mức độ quan trọng của mình.

Tuy nhiên, nó có thể chỉ là thói quen hơn là thực tế công việc bạn đang đảm trách – như một dạng “hội chứng bận bịu”. Tác giả Brigid Schulte của cuốn sách “Overwhelmed: Work, Love, and Play When No One Has the Time” nói rằng nỗi ám ảnh phải làm việc đa nhiệm chính là một trong những thủ phạm khiến bạn không ngừng thốt lên câu “Tôi quá bận!”.

Khi hoạt động đa nhiệm, thực chất chúng ta không làm mọi thứ cùng một lúc mà chỉ là chuyển đổi các nhiệm vụ. Chẳng hạn, bạn vừa làm việc qua email trong khi vẫn đang nói chuyện điện thoại, ngay sau đó là phải trả lời tin nhắn khẩn cấp… Tất cả khiến bạn cảm giác mình bận hơn rất nhiều so với lúc chỉ giải quyết một việc và có thời gian tập trung.

Hãy cố gắng thay bằng câu nói: “Mình không bận. Mình chỉ tập trung vào một việc thôi” và hoàn thành từng nhiệm vụ một.

3. Tôi không có thời gian để làm chuyện đó!

Hộp thư của bạn đặc nghẹt thư chưa mở, hay bàn làm việc là một đống giấy tờ chưa giải quyết vì bạn “không có thời gian” làm? Hãy dừng lại và suy nghĩ xem liệu thực chất có phải vì bạn thiếu thời gian?

Hãy tập nói câu: “Đó không phải là việc ưu tiên nhất hiện nay” hoặc “Tôi biết cần phải hoàn tất mọi thứ nhưng ngay lúc này thì có nhiều thứ quan trọng hơn cần giải quyết trước”. Phân định rõ ràng nhiệm vụ ưu tiên sẽ giúp bạn kiểm soát quỹ thời gian hiệu quả, thay vì cứ quay vòng mỗi việc làm một chút và chẳng việc nào ra trò.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *