Làm sao để có mức lương tốt nhất khi đi xin việc làm?
Trong khi đàm phán lương, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra câu hỏi về mức lương yêu cầu của bạn trong khoảng nào. Hãy nắm vững nghệ thuật đàm phán để có được mức tiền
Dưới đây là các bước cơ bản giúp bạn có được mức lương tương xứng với giá trị và khả năng của bạn khi đi xin việc.
1. Tiến hành nghiên cứu, khảo sát của riêng bạn
Giá trị trên thị trường lao động được xác định bởi sự kết hợp giữa kinh nghiệm, kỹ năng của bạn và nhu cầu thị trường. Và để có được những gì bạn xứng đáng, bạn cần phải biết những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Hãy xem kinh nghiệm của bạn về công việc ứng tuyển, những kỹ năng nổi bật khiến bạn xứng đáng có được mức lương đó không.
Sau khi hiểu rõ về bản thân, đã đến lúc bạn tiến hành nghiên cứu, khảo sát về mặt bằng lương của vị trí bạn ứng tuyển. Có thể tìm hiểu từ bạn bè, người thân, từ các mối quan hệ xã hội hay thông tin về mức lương trên các trang tìm việc để biết thêm khoảng lương cho vị trí bạn đang ứng tuyển. Sau đó, bạn có thể cân nhắc về mức lương sẽ đề nghị với nhà tuyển dụng dựa trên sự kết hợp của các yếu tố trên.
2. Hãy rõ ràng, minh bạch
Điều quan trọng là phải thông báo về mục tiêu của bạn trong quá trình phỏng vấn tuyển dụng. Nếu bạn trung thực về mức lương yêu cầu có thể chấp nhận, bạn sẽ loại bỏ được những thủ tục mất thời gian và đi vào trọng tâm của vấn đề. Điều này cũng giúp nhà tuyển dụng cân nhắc về một mức lương phù hợp với yêu cầu và khả năng của cả hai bên.
Tốt nhất hãy trình bày một cách thẳng thắn: “Tôi mong muốn có được một mức lương phù hợp để có thể toàn tâm toàn ý làm việc, đóng góp vào sự phát triển chung của công ty. Vì vậy, tôi đề nghị mức lương …/tháng”.
Tốt nhất hãy trình bày một cách thẳng thắn mức lương mà bạn mong muốn
Ngoài ra, hãy minh bạch chia sẻ về việc bạn cũng đang đàm phán với các công ty khác. Điều này sẽ khuyến khích các nhà tuyển dụng đi đến thỏa thuận nhanh hơn và thực hiện một đề nghị hấp dẫn hơn.
3. Hỏi những câu chính xác, đi vào trọng tâm
Để có được mức lương tốt nhất, bạn cần phải có càng nhiều thông tin càng tốt. Có ba loại câu hỏi để hỏi. Nhóm thứ nhất gồm những câu hỏi mà bạn muốn hỏi để biết công ty sẽ đánh giá hiệu suất của bạn như thế nào và những chế độ phúc lợi (như tiền thưởng, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thời gian nghỉ phép, môi trường làm việc, cơ hội học hỏi, thăng tiến)…
Những kỳ vọng cho vị trí này là gì?
Bao lâu thì công ty tăng lương cho nhân viên?
Chế độ phúc lợi của công ty như thế nào?
Chế độ tiền thưởng cụ thể?
Làm thế nào để đánh giá hiệu suất làm việc của cá nhân?
Loại câu hỏi thứ hai áp dụng cho người tìm việc đàm phán với một công ty startup và bạn muốn tìm hiểu về cổ phiếu công ty. Đây là hình thức cho phép nhân viên để có quyền sở hữu một phần của công ty thông qua các lựa chọn cổ phiếu. Một số câu hỏi cơ bản bao gồm:
Có bao nhiêu đề nghị tôi có thể lựa chọn và có bao nhiêu cổ phiếu hiện đang lưu hành?
Giá cổ phiếu hiện tại của công ty?
Giá ưu đãi mà nhà đầu tư phải trả trong vòng đấu cuối cùng của tài chính là gì?
Phạm vi tiêu chuẩn cho vốn chủ sở hữu công ty là gì?
Bao lâu tôi phải thực hiện lựa chọn cổ phiếu nếu tôi rời khỏi công ty?
Nhóm thứ ba bao gồm các câu hỏi để bạn tự hỏi chính mình. Bạn muốn nhận được rõ ràng về những gì bạn cần phải có:
Tôi có thể làm gì tại công ty nếu tôi chấp nhận lời đề nghị?
Mức độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro là bao nhiêu?
Triển vọng phát triển của công ty như thế nào?
Có những loại vốn chủ sở hữu nào/mức tiền lương của tôi là bao nhiêu?
4. Đàm phán chuyên nghiệp
Trong khi đàm phán lương, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra câu hỏi về mức lương yêu cầu của bạn trong khoảng nào. Hãy nắm vững nghệ thuật đàm phán để có được mức tiền lương tương xứng. Nếu bạn muốn mức lương xứng đáng nhất là X, bạn nên đưa ra câu trả lời cao hơn mức mà bạn mong muốn có được. Sau quá trình thỏa thuận, mức đề nghị này có thể giữ nguyên hoặc giảm dần về phía X.
Hãy nắm vững nghệ thuật đàm phán để có được mức tiền lương tương xứng
Ngoài mức lương, bạn cũng nên cân nhắc đến các phúc lợi khác của người lao động như: tiền thưởng, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thời gian nghỉ phép, môi trường làm việc, cơ hội học hỏi, thăng tiến.…
Leave a Reply