5 kiểu người khó thăng tiến trong công việc cần quan tâm

Chẳng có sếp nào muốn giao một vị trí cao cho người không hứng thú khi làm việc, hay nói cách khác là người làm cho có, không thực sự lưu tâm đến công việc của mình.

Nếu như bạn đang gặp phải trường hợp thứ 2 – những người đang bị “bế tắc” trong công việc thì hãy thử xem mình có thuộc những tuýp người sau đây hay không nhé!

Bạn tự ti!

Hay nói cách khác, bạn luôn cảm thấy nghi ngờ bản thân mình. Điều này khiến bạn rất khó thăng tiến trong công việc bởi bạn không tự tin trong cách xử lý tình huống, vấn đề của bạn.

Sự tự ti chỉ mang lại cho bạn nhiều phiền hà và rắc rối, tạo ra một sự hỗn loạn cho bạn khi lúc nào bạn cũng tự hỏi “liệu mình có làm được không?” thay vì “mình chắc chắn phải làm được!”. Sự thiếu quyết đoán và quyết tâm để làm một việc gì đó sẽ ngăn cản bạn rất nhiều trên con đường sự nghiệp. Đổi lại, hãy luôn tự tin vào bản thân mình vì đó chính là yếu tố mà một người lãnh đạo cần có.

Tự tin là yếu tố quan trọng mà một người lãnh đạo cần có
Bạn thích “hóng chuyện”

Chẳng có nhà lãnh đạo nào hài lòng với một người hay lân la “tám chuyện” khắp mọi nơi. Có một số chuyện chỉ nên lưu hành nội bộ và không nên để những người khác, bộ phận khác biết đến. Thế nhưng, những lời nói của bạn lại giống như một loại virus phát tán, lan tỏa khắp mọi nơi trong công ty và sếp chắc chắn sẽ không muốn như thế!

Bạn nên hiểu rằng một người lãnh đạo cần phải tạo được sự tin tưởng với người khác, và nếu bạn có tính hay “hóng chuyện” chắc hẳn sẽ không mấy ai muốn chia sẻ cùng bạn những vấn đề của họ. Rất khó thăng tiến trong công việc nếu như bạn đang tồn tại tính cách này. Tốt nhất, bạn nên hạn chế hoặc bỏ qua những hội “bà tám” ở chốn công sở, đánh giá lại ưu tiên công việc và làm tăng danh tiếng nghề nghiệp của mình.

Bạn thiếu cảm xúc với công việc

Nếu bạn không quan tâm tới công việc, công việc cũng sẽ không màng tới bạn. Sự thờ ơ của bạn là điều rõ ràng, ai cũng có thể cảm nhận được, kể cả sếp của bạn. Thiếu mất cảm xúc khi làm việc có thể không phải là vấn đề ở hiện tại nhưng nếu bạn muốn tiến xa hơn trong sự nghiệp, bạn cần chứng tỏ nguồn năng lượng và sự hứng thú với công việc một cách sâu sắc hơn.

Chẳng có sếp nào muốn giao một vị trí cao cho người không hứng thú khi làm việc, hay nói cách khác là người làm cho có, không thực sự lưu tâm đến công việc của mình.

Thiếu cảm xúc trong công việc sẽ cản trở bạn trên con đường phát triển sự nghiệp
Bạn nhạy cảm!

Bạn biết đấy, lãnh đạo luôn cần một sự bình tĩnh và nhẫn nhịn nhất định để có thể giải quyết công việc, những mâu thuẫn trong quá trình làm việc của họ. Vì vậy, nếu bạn quá nhạy cảm, bạn rất khó thăng tiến trong công việc được bởi sự nhạy cảm dễ làm bạn mất kiểm soát. Đồng nghiệp e dè với bạn, sếp cũng e dè vì sợ những lời nói của họ có thể làm bạn “tổn thương”. Bạn sẽ mãi ở vị trí đó mà không thể tiến lên phía trước được.

Bạn cần hiểu rằng đằng sau lời phê bình không phải là một sự công kích cá nhân mà là mong muốn giúp bạn cải thiện và thúc đẩy bạn làm việc tốt hơn. Khi đối mặt với lời chỉ trích, hãy tách bạch bản thân khỏi những lời của người nói, tập trung vào những luận điểm chính của người nói mà không để cảm xúc chi phối bạn.

Mỗi người đều có tính cách, cách làm việc khác nhau, tuy nhiên ai đi làm cũng mong muốn mình được thăng quan tiến chức. Nếu thuộc những kiểu người trên, hãy thay đổi để con đường sự nghiệp của mình luôn thành công bạn nhé!

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *