Những sai lầm hay gặp phải khi viết thư xin việc
Ngoài ra, những câu mang tính thách thức nhà tuyển dụng hay tự tin thái quá như “Công ty sẽ thấy tiếc nếu bỏ qua một nhân viên đầy năng lực như tôi”
Từ đó, dẫn tới sự thất bại của quá trình tìm việc.
Dưới đây là 6 sai lầm cần tránh khi viết thư xin việc:
Đề tên người nhận không rõ ràng
Bạn không nên mở đầu thư xin việc bằng “Kính gửi các anh phụ trách”. Người đọc thư của bạn có thể là phụ nữ và họ sẽ không hài lòng với lời chào hỏi như vậy. Thay vào đó, hãy xác định tên người phụ trách tuyển dụng bằng cách gọi điện hỏi trực tiếp bộ phận nhân sự hay phòng tiếp tân/thư ký của công ty. Còn nếu không xác định được người cụ thể, bạn có thể ghi ” Kính gửi phòng nhân sự”.
Quên ghi tên vị trí muốn ứng tuyển
Đừng tự mặc định rằng nhà tuyển dụng đã nắm được bạn muốn ứng tuyển cho vị trí nào bởi nhiều khi công ty đăng tin tuyển nhiều vị trí cùng lúc.
Không đọc và kiểm tra thư xin việc trước khi gửi
Đây là một sai lầm khá nghiêm trọng bởi thông qua các lỗi ngữ pháp, chính tả, nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn là người bất cẩn, cẩu thả và họ không cần những người như vậy trong công ty.
Quá tập trung vào mong muốn của bản thân
Đừng tập trung vào những mong muốn cá nhân khi đạt được công việc, như tích lũy kinh nghiệm hay tận hưởng niềm đam mê của bản thân. Thay vào đó, hãy tập trung vào những giá trị bạn có thể mang lại cho công ty, như cắt giảm chi phí hay tăng doanh thu. Như vậy, nhà tuyển dụng sẽ thấy ấn tượng hơn về một nhân viên biết cống hiến.
Viết một cách chung chung, trừu tượng
Hãy nghiên cứu về công ty và nêu ra một số đặc điểm, sản phẩm, dịch vụ, tình hình tài chính hiện tại của công ty trong thư xin việc. Như vậy sẽ khiến nhà tuyển dụng chú ý nhiều hơn và cho rằng bạn thực sự nghiêm túc trong quá trình tìm việc và quan tâm tới công ty. Còn nếu viết một cách chung chung để gửi tới nhiều công ty khác nhau, bỏ ra ít công sức hơn và bạn sẽ nhận lại được ít kết quả hơn.
Sử dụng từ ngữ mang tính tiêu cực
Hãy tránh sử dụng những lời mang tính tiêu cực, vô vọng như “Đây đã là bộ hồ sơ xin việc thứ 10 tôi gửi đi”. Nhà tuyển dụng sẽ không hứng thú với ứng viên thiếu năng lượng và tự tin như vậy.
Ngoài ra, những câu mang tính thách thức nhà tuyển dụng hay tự tin thái quá như “Công ty sẽ thấy tiếc nếu bỏ qua một nhân viên đầy năng lực như tôi” cũng không mang lại hiệu quả. Thay vào đó, hãy chứng tỏ cho họ thấy, thông qua những liệt kê về thành công của bạn, tại sao bạn có thể là một “tài sản” đối với họ.
Để tạo ấn tượng tốt, hãy xem thư xin việc như cuộc gặp gỡ đầu tiên của bạn với nhà tuyển dụng. Không có mấy nhà tuyển dụng cho bạn cơ hội thứ 2, là một cuộc phỏng vấn trực tiếp nếu bạn để lại ấn tượng không tốt. Do đó, hãy chăm chút thật kỹ cho thư xin việc của bạn.
Leave a Reply